Hạch toán chi phí tiền lương tháng 13 và chuyển lỗ được hạch toán như thế nào?


TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU – ĐÀO TẠO CÁN BỘ VÀ TƯ VẤN

                                 
                                TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN – THUẾ


                                  
Học kế toán – Thực hành kế toán – Đào tạo kế toán                



Tại công văn số 3117/TCT-CS ngày 31 tháng 7 năm 2009 của Tổng cục thuế trả lời công văn số 089/TP-09 không ngày, tháng 05/2009 của Công ty May thêu Thuận Phương về hạch toán chi phí lương tháng 13 và chuyển lỗ, hướng dẫn căn cứ áp dụng văn bản quy phạm pháp luật như sau:

1. Chi phí tiền lương:

Tại tiết a, tiết b điểm 2.3, Mục III Phần B Thông tư số 134/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007  của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/2/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định các khoản chi không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN:
“a. Chi phí tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi.


b. Chi phí tiền lương, tiền công do cơ sở kinh doanh chi ngoài hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể. Chi phí tiền lương, tiền công chi không có hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật về lao động trừ trường hợp cơ sở kinh doanh thuê lao động thời vụ hoặc vụ việc”.


Theo hướng dẫn tại Thông tư số 134/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 của Bộ Tài chính thì các khoản tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động thực tế có chi trả; các khoản tiền lương, tiền công do cơ sở kinh doanh chi có ghi trong hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật về lao động thì được hạch toán vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế.

Xem thêm  Công văn 2031/TCT-CS về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp


Đối với các khoản tiền lương, tiền công chưa chi hoặc không có hoặc không ghi trong hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật về lao động thì không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Chi phí tiền lương, tiền công do cơ sở kinh doanh chi ngoài hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể thì không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.


Để đảm bảo cho các doanh nghiệp có nguồn để trả lương cho người lao động vào năm sau nếu gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh đồng thời phù hợp với chính sách tiền lương, ngày 26/12/2008, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 130/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009   quy định các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN tại tiết a, tiết c điểm 2.5 Mục IV, Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC:
“a. Chi tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán khác để trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

Xem thêm  Công văn 2031/TCT-CS về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp


c. Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề nhằm bảo đảm việc trả lương không bị gián đoạn và không được sử dụng vào mục đích khác. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.”.

2. Chuyển lỗ:

Tại điểm 1, Mục VI, Phần E Thông tư số 134/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 của Bộ Tài chính quy định:
“Cơ sở kinh doanh sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì được chuyển lỗ của năm quyết toán thuế trừ vào thu nhập chịu thuế của những năm sau. Thời gian chuyển lỗ không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.


Cơ sở kinh doanh tự xác định số lỗ được trừ vào thu nhập chịu thuế theo nguyên tắc trên. Trường hợp trong thời gian chuyển lỗ có phát sinh tiếp số lỗ thì số lỗ phát sinh này (không bao gồm số lỗ của kỳ trước chuyển sang) sẽ được chuyển lỗ không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.


Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp xác định số lỗ cơ sở kinh doanh được chuyển khác với số lỗ do cơ sở kinh doanh tự xác định thì số lỗ được chuyển xác định theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền nhưng đảm bảo không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.”
Về vấn đề chuyển lỗ năm 2008, Công ty thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 1, Mục VI, Phần E Thông tư số 134/2007/ TT-BTC ngày 23/11/2007  của Bộ Tài chính.

Xem thêm  Công văn 2031/TCT-CS về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Theo VTCA

Các khóa đào tạo kế toán thuế:

-Báo cáo tài chính – Các sai phạm thường gặp khi lập BCTC năm 2011 & 2012

-Giới thiệu nội dung của các khóa đào tạo kế toán thuế

-Đào tạo kế toán thuế: “Các sai phạm thường gặp trong doanh nghiệp Xây Lắp khi quyết toán thuế TNDN năm 2012”

-Đào tạo kế toán thuế: “Các rủi ro và sai phạm về hoá đơn GTGT trong quyết toán thuế GTGT và Thuế TNDN năm 2012”

-Đào tạo thuế: “Quản lý thuế – Sai một ly, đi một dặm”

-Đào tạo kế toán thuế: “Chi phí hợp lý – Chi phí bất hợp lý: Nghệ thuật xử lý trong quyết toán thuế”

-Đào tạo kế toán thuế: “Phòng tránh và phát hiện những sai sót trước khi nộp BCCTC và Quyết toán thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN”

-Đào tạo kế toán trưởng: “Cảnh báo những sai phạm luật chuyên ngành”

Đào tạo kế toán trưởng:”Hợp nhất báo cáo tài chính – Các sai phạm DN thường gặp khi lập báo cáo tài chính”

Đào tạo kế toán: Đọc, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp năm 2011

Đào tạo kế toán thuế: Các sai phạm luật chuyên nghành trong Thanh – Kiểm tra – Quyết toán thuế năm 2012

Đào tạo kế toán thuế: Các sai phạm về quản lý hóa đơn, chứng từ và chi phí được trừ trong thanh tra quyết toán thuế GTGT và Thuế TNDN năm 2012

Đào tạo kế toán thuế : Những sai phạm và tổn thất kinh tế trong thanh – kiểm tra quyết toán thuế GTGT, TNDN và TNCN năm 2012

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *