Nên hay nề? Nền nếp hay nề nếp? Đâu mới là từ đúng chính tả? Câu trả lời nằm trong những giọt mồ hôi, công sức và tình yêu dành cho ngôn ngữ của người Việt. Hãy cùng tìm hiểu và khám phá những bí mật đằng sau cụm từ “nền nếp” trong bài viết này.
1. Nền nếp hay Nề nếp?
Trong những bài viết, tài liệu chính thức, chúng ta thường gặp từ “nền nếp” bị viết sai thành “nề nếp”. Ví dụ: “Gia đình có nền nếp” thì lại viết thành, nói thành “gia đình có nề nếp”, hoặc “Giữ gìn nền nếp, kỷ luật quân đội” lại thành “Giữ gìn nề nếp, kỷ luật quân đội”, hoặc “Tăng cường kiểm tra nền nếp, kỷ cương trường học” lại thành “Tăng cường kiểm tra nề nếp, kỷ cương trường học” và còn nhiều trường hợp khác nữa.
Trong tiếng Việt, từ “nền” (để áp dụng vào trường hợp ví dụ trên) có nghĩa: nền tảng, nền móng, cơ sở chắc chắn, quy định chặt chẽ, trật tự, kỷ luật… Còn “nếp” là lối sống, cách sống của con người, là thói quen hoặc hoạt động khó thay đổi. Khi ghép “nền” với “nếp” thành nền nếp, hai từ này bổ sung cho nhau, để chỉ một cách sống tốt có cơ sở vững vàng chắc chắn, được hình thành và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Ta thường nói “nếp nhà” tức là có ý khen ngợi, chỉ lối sống tốt đẹp của gia đình, dòng họ nào đó.
Trong tiếng Việt, từ “nề” có nhiều nghĩa, ví dụ để chỉ thợ xây (thợ nề), sự quản ngại (không nề hà), sưng lên (phù nề)… nhưng tuyệt nhiên không có nghĩa nào liên quan đến nền tảng, nền nếp. Có nhẽ người ta nhầm với từ “lề” vốn chỉ thói quen đã trở thành nếp, lệ luật (gần nghĩa với nếp), nhưng không ai lại đi viết “lề nếp” bao giờ, nhất là viết như thế sẽ bị thiếu mất ý nói về nền tảng.
Vì vậy, về mặt chữ nghĩa, những người viết nghị quyết của đảng, họ có vốn Tiếng Việt nhất định, ít khi sai.
Vì vậy sự kết hợp giữa “nề” và “nếp” là không hợp lý và không mang ý nghĩa gì cả.
Tóm lại từ “Nền nếp” mới là từ chuẩn và chính xác. Các bạn dùng từ “nề nếp” và nghĩ là đúng từ trước tới giờ là hoàn toàn sai.
2. Ý nghĩa của từ “Nền nếp”
Để có thể thuyết phụ mọi người với cụm từ “Nền nếp” là chính xác chúng tôi sẽ giải thích cho bạn ý nghĩa của cụm từ này.
- Nền: từ nền được hiểu với nghĩa là nền tảng, ám chỉ một điều gì đó đã được xây dựng theo một quy chuẩn nhất định.
- Nếp: nếp là từ mang ý nghĩa sự gọn gàng, tác phong chuẩn chỉnh, sống một cách chuẩn mực.
- Nền nếp: tóm lại hai từ có nghĩa trên khi được ghép lại với nhau sẽ mang một ý nghĩa thể hiện một cách sống hay một lối sống tốt đẹp.
Đây chính là những giá trị, nguyên tắc gắn bó với người Việt từ máu mủ đến tâm hồn.
Thông qua việc thảo luận và tìm hiểu ngôn ngữ của chúng ta, ta không chỉ đặt đúng tên gọi cho những ý nghĩa sâu xa mà còn từng bước xây dựng, phát triển nền văn hóa tinh thần Việt.
Mời bạn xem thêm: Centaf