Từ khi bước chân vào môn học Hóa học, chắc hẳn không ai không biết đến Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Nhưng để thực sự hiểu và tìm hiểu về nó một cách chi tiết và đầy đủ, không phải ai cũng làm được.
Thông qua bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc những nội dung căn bản nhất của một Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Từ thời Trung cổ, loài người đã biết đến các nguyên tố vàng, bạc, đồng, chỉ, sắt, thủy ngân và lưu huỳnh. Năm 1649, loài người tìm ra nguyên tố photpho. Đến năm 1869, mới có 63 nguyên tố được tìm ra.
Nhà bác học người Nga Mendeleev đã đề xuất ý tưởng xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Năm 1869, ông công bố bản “Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học” đầu tiên.
Bảng tuần hoàn hóa học được chia làm ba phần chính:
1. Ô nguyên tố
Ô nguyên tố cho biết: số hiệu nguyên tử, ký hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử khối của nguyên tố đó.
2. Chu kỳ
Chu kỳ là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
3. Nhóm nguyên tố
Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau và do đó có tính chất tương tự nhau được xếp thành cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
Bảng tuần hoàn hóa học là một công cụ quan trọng trong lĩnh vực hóa học. Nó giúp chúng ta khám phá và hiểu sâu hơn về các nguyên tố hóa học, từ đó áp dụng vào nghiên cứu và ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Bảng tuần hoàn hóa học có bao nhiêu nguyên tố?
Tính đến tháng 9 năm 2021, bảng tuần hoàn hóa học có tất cả 118 nguyên tố đã được xác nhận, bao gồm các nguyên tố từ 1 (Hidro) tới 118 (Oganesson).
Cùng với việc công nhận nguyên tố 113 là nguyên tố hóa học, Liên minh Quốc tế về Hóa học cơ bản và ứng dụng (IUPAC) cũng đã chính thức đưa 3 nguyên tố khác với số hiệu nguyên tử lần lượt là 115, 117 và 118 vào bảng tuần hoàn. Đây được xem như một “bản cập nhật lớn” của bàng tuần hoàn tính từ năm 2011, khi 114 và 116 được đưa vào và giờ đây, chu kỳ 7 đã được lấp đầy, bảng tuần hoàn đã trở nên đầy đặn hơn, giới hạn kiến thức của nhân loại lại được tiến thêm một bước nhỏ và tài năng “tiên tri” cách đây gần 200 năm của Mendeleev lại một lần nữa được khẳng định.
Cách xem bảng tuần hoàn hóa học
-
Số nguyên tử: Hay còn gọi là số proton của 1 nguyên tố hóa học, là số proton được tìm thấy trong hạt nhân của 1 nguyên tử. Là số điện tích hạt nhân. Số nguyên tử giúp xác định duy nhất một nguyên tố hóa học. Số nguyên tử cũng bằng số electron trong một nguyên tử trung hòa về điện.
-
Nguyên tử khối trung bình: Gần như các nguyên tố hóa học là hỗn hợp của nhiều đồng vị với tỷ lệ phần trăm số nguyên tử xác định. Nên nguyên tử khối của các nguyên tố có nhiều đồng vị là nguyên tử khối trung bình của hỗn hợp các đồng vị có tính đến tỷ lệ phần trăm số nguyên tử tương ứng.
-
Độ âm điện: Độ âm điện của một nguyên tử là khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học. Quy tắc: Độ âm điện của nguyên tử nguyên tố càng lớn thì tính phi kim nguyên tố đó càng mạnh và ngược lại.
-
Cấu hình electron: Cấu hình electron nguyên tử cho biết sự phân bố các electron trong lớp vỏ nguyên tử ở các trạng thái năng lượng khác nhau hay ở các vùng hiện diện của chúng.
-
Số oxi hóa: Là số áp cho một nguyên tử hay nhóm nguyên tử. Nhờ số oxi hóa, chúng ta có thể nhận biết được số electron trao đổi khi một chất bị oxi hóa hoặc bị khử trong một phản ứng.
-
Tên nguyên tố: Là một chất hóa học tinh khiết, bao gồm một kiểu nguyên tử, được phân biệt bởi số hiệu nguyên tử, là số lượng proton có trong mỗi hạt nhân.
-
Ký hiệu hóa học: Trong hóa học, ký hiệu là tên viết tắt của một nguyên tố hóa học. Biểu tượng cho các nguyên tố hóa học thường bao gồm 1 hoặc 2 chữ cái trong bảng chữ cái Latin và được viết với chữ cái đầu tiên viết hoa.
Cách học thuộc bảng tuần hoàn
Có nhiều cách để học thuộc bảng tuần hoàn hóa học. Dưới đây là một số cách phổ biến:
Cách một: Học bảng tuần hoàn thông qua cách học truyền thống
-
Nhận biết các thành phần của mỗi nguyên tố: Một điều đáng quan tâm nhất khi sử dụng bảng tuần hoàn hóa học là bạn đọc phải nhận biết được số nguyên tử, nguyên tử khối trung bình, độ âm điện, cấu hình electron, số oxi hóa, tên nguyên tố, ký hiệu hóa học. Tất cả đều nằm trong ô nguyên tố trên bảng tuần hoàn.
-
Học vài nguyên tố mỗi ngày: Đây là một cách học khá phổ biến. Đối với một bảng tuần hoàn hơn 100 nguyên tố, việc học tất cả và nhớ được các thông số đi kèm là khó khăn. Phân chia ra để học từng phần giúp não bộ ghi nhớ tốt hơn. Đồng thời, khi học các nguyên tố mới, cần ôn lại các nguyên tố cũ để không quên.
-
Dán các bảng tuần hoàn hóa học ở khắp nơi: Dán bảng tuần hoàn hóa học ở khắp mọi nơi trong nhà giúp bạn học tập một cách hiệu quả. Bạn có thể học khi làm việc, đi lại hoặc thậm chí khi ăn cơm.
-
Làm thẻ ghi chú cho mỗi nguyên tố: Làm thẻ ghi chú theo kiểu flatcard giúp bạn học một cách dễ dàng. Mặt một ghi ký hiệu và tên nguyên tố, mặt còn lại ghi tên nguyên tố hoặc ký hiệu của nhóm nguyên tố. Bạn có thể mang thẻ này đi khắp mọi nơi để học mọi lúc.
-
Phân chia thời gian và cách học hợp lý: Mỗi người có một quỹ thời gian riêng cho việc học. Hãy chủ động tìm hiểu và học ở bất cứ nơi nào bạn muốn.
Cách hai: Sử dụng công cụ hỗ trợ trí nhớ
-
Sử dụng câu nói quen thuộc: Sử dụng câu nói “Khi nào cần may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng Á Phi Âu” để ghi nhớ 16 nguyên tố hóa học trong dãy hoạt động hóa học của kim loại.
-
Hay bài ca hóa trị được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác để ghi nhớ các nguyên tố và hóa trị của chúng.
-
Chơi các trò chơi trực tuyến để ghi nhớ các nguyên tố hóa học.
Bảng tuần hoàn hóa học của Mendeleev
Bảng tuần hoàn hóa học là phương pháp hiển thị các nguyên tố hóa học theo một dạng bảng, được nhà hóa học Dimitri Mendeleev người Nga phát minh vào năm 1869. Bảng tuần hoàn hóa học giúp chúng ta dễ dàng nhận biết các xu hướng định kỳ trong các thuộc tính của các nguyên tố.
Trong bảng tuần hoàn hóa học, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều dọc và ngang dựa trên các thuộc tính của chúng. Bảng tuần hoàn hóa học này áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực hóa học cũng như các lĩnh vực khác như vật lý, kỹ thuật và công nghiệp, sinh học.
Bảng tuần hoàn hóa học là kiến thức căn bản cần nắm vững đối với những ai muốn tìm hiểu về hóa học.
Kết luận
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là một công cụ quan trọng và hữu ích để hiểu về các nguyên tố và tính chất của chúng. Nắm vững kiến thức về bảng tuần hoàn giúp bạn tiếp cận và áp dụng hóa học một cách hiệu quả. Hãy tận dụng các phương pháp học thuộc bảng tuần hoàn và khám phá thêm về thế giới tuyệt vời của nguyên tố hóa học!
Để tìm hiểu thêm về hóa học và các khóa học chất lượng, hãy ghé thăm trang web của Centaf tại đây.